3 mốc thời gian đặc biệt quan trọng cần chú ý khi sang tên sổ đỏ, không cẩn thận sẽ bị phạt nặng

Sang tên Sổ đỏ là gì?

Sang tên Sổ đỏ là cách gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất (có đất và nhà ở hoặc các tài sản khác gắn liền với đất).

sang tên sổ đỏ, luật đất đai

Ảnh minh họa.

3 mốc thời gian đặc biệt quan trọng cần chú ý khi sang tên sổ đỏ

1. Đăng ký biến động trong vòng 30 ngày

Theo điểm a khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024, người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động (sang tên) trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực (tức ngày công chứng).

Nếu nộp hồ sơ trễ hạn, cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2 - 3 triệu đồng; tổ chức bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 123/2024 của Chính phủ.

2. Khai và nộp thuế thu nhập cá nhân trong vòng 10 ngày

Theo khoản 5 Điều 21 Thông tư 92/2015 của Bộ Tài chính, bên chuyển nhượng có trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân trong vòng 10 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận bên mua nộp thay.

Nếu hai bên thỏa thuận bên mua nộp thay, thời điểm nộp hồ sơ khai thuế sẽ thực hiện ngay tại thời điểm làm thủ tục sang tên. Thời hạn nộp tiền thuế được căn cứ theo thông báo của cơ quan thuế.

Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế, mức phạt có thể lên tới 25 triệu đồng, tùy theo thời gian và mức độ vi phạm, theo Nghị định 125/2020 của Chính phủ.

3. Nộp lệ phí trước bạ trong vòng 30 ngày

Theo khoản 2 Điều 10 và khoản 8 Điều 18 Nghị định 126/2020, người dân phải nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ đồng thời với thời điểm nộp hồ sơ đăng ký sang tên sổ đỏ.

Sau khi nhận thông báo từ cơ quan thuế, thời hạn tối đa để hoàn tất nghĩa vụ nộp lệ phí là 30 ngày. Việc chậm nộp có thể khiến hồ sơ bị đình trệ hoặc thậm chí bị từ chối tiếp nhận.

sang tên sổ đỏ, luật đất đai

3 mốc thời gian đặc biệt quan trọng cần chú ý khi sang tên sổ đỏ, không cẩn thận sẽ bị phạt nặng. Ảnh minh họa

Cả hai bên đều có thể bị phạt nếu không đăng ký biến động

Ngoài các mốc thời gian nêu trên, người dân cũng cần lưu ý: Trường hợp giao dịch là chuyển đổi quyền sử dụng đất, nếu không thực hiện đăng ký biến động đúng thời hạn, cả hai bên sẽ bị xử phạt theo điểm b, c, d khoản 5 Điều 5 Nghị định 123/2024.

Cụ thể:

- Bên nhận quyền sử dụng đất bị phạt nếu chậm đăng ký trong các trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế hoặc góp vốn.

- Bên cho thuê hoặc thế chấp đất cũng bị xử phạt nếu không đảm bảo đủ điều kiện pháp lý hoặc không đăng ký biến động theo quy định.

Việc nắm rõ và tuân thủ đúng các mốc thời gian trên sẽ giúp người dân hạn chế tối đa nguy cơ bị xử phạt, đồng thời đảm bảo tính pháp lý cho quyền sử dụng đất của mình.

Like
Love
Haha
3
Nâng cấp lên Pro
Chọn gói phù hợp với bạn
Đọc Thêm