Bình giữ nhiệt có thể dùng đựng cà phê không? 7 loại đồ uống tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt! Vi khuẩn tăng gấp 30 lần, độc tố vào thẳng cơ thể

Nhiều người có thói quen dùng bình giữ nhiệt để mang theo nước ấm. Tuy nhiên, theo cảnh báo từ các chuyên gia, không phải loại đồ uống nào cũng phù hợp để cho vào bình giữ nhiệt. Một số loại không chỉ khiến vi khuẩn sinh sôi mà còn có thể gây nguy cơ phát nổ.

Bình giữ nhiệt, thức uống không đựng được vào bình giữ nhiệt

Dù tiện lợi và phổ biến, nhưng bình giữ nhiệt không phải "đa năng" như nhiều người nghĩ. Các chuyên gia cảnh báo 7 loại đồ uống tuyệt đối không nên cho vào bình (Ảnh minh họa)

Dưới đây là 7 loại đồ uống tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt:

1. Thuốc bắc và các loại thảo mộc

Các loại nước như nước táo tàu chứa nhiều chất xơ, khi gặp nhiệt độ cao sẽ dễ lên men, sinh khí. Áp suất trong bình tăng cao có thể gây nổ khi mở nắp. Một trường hợp điển hình tại Trung Quốc, một phụ nữ cho nước táo tàu vào bình giữ nhiệt và để trong 10 ngày, khi mở nắp, nắp bật mạnh trúng mắt khiến nhãn cầu vỡ, mất thị lực vĩnh viễn.

2. Trà đặc và cà phê

Những thức uống có mùi vị đậm đặc như trà và cà phê dễ để lại cặn màu và mùi khó làm sạch, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng bình.

Bình giữ nhiệt, thức uống không đựng được vào bình giữ nhiệt

3. Sữa, latte và sữa đậu nành

Đây là nhóm thức uống giàu protein, dễ bị hư hỏng trong môi trường nhiệt độ cao, sinh vi khuẩn và mùi khó chịu. Một nghiên cứu của Đức chỉ ra, vi khuẩn trong sữa đậu nành tăng gấp 30 lần chỉ sau 30 phút trong bình giữ nhiệt. Theo chuyên gia độc chất Đàm Đôn Từ, sau khi uống xong, cần rửa sạch bình ngay, vì protein và đường còn sót lại cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

4. Đồ uống chứa đường

Đường là "thức ăn" của vi khuẩn. Các loại thức uống ngọt nếu để lâu trong bình giữ nhiệt sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi. Cần uống hết nhanh chóng và rửa sạch bình ngay sau đó.

5. Nước uống có tính axit

Nước cam, chanh, các loại nước trái cây chua có tính axit cao, có thể ăn mòn lớp thép không gỉ bên trong bình giữ nhiệt, làm giảm hiệu quả giữ nhiệt và có thể giải phóng chất độc hại.

Bình giữ nhiệt, thức uống không đựng được vào bình giữ nhiệt

6. Nước có gas (nước ngọt có ga)

Đây là nhóm đồ uống có thể gây nguy hiểm nếu đựng trong môi trường kín như bình giữ nhiệt. Khí CO₂ bị nén lâu ngày có thể gây nổ khi mở nắp.

7. Nước quá nóng

Mặc dù phổ biến, việc cho nước ở nhiệt độ quá cao vào bình giữ nhiệt cũng tiềm ẩn rủi ro: có thể làm giảm độ bền của các bộ phận như gioăng cao su, ảnh hưởng đến khả năng giữ nhiệt và an toàn của sản phẩm.

Việc sử dụng bình giữ nhiệt đúng cách không chỉ giúp phát huy công dụng tối đa mà còn tránh được những nguy cơ mất an toàn nghiêm trọng. Người tiêu dùng nên chú ý đến loại đồ uống mình đựng trong bình, uống sớm và vệ sinh ngay sau khi sử dụng để bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả nhất.

Like
Love
Haha
3
Nâng cấp lên Pro
Chọn gói phù hợp với bạn
Đọc Thêm