Cách hiệu quả nhất để làm hại một đứa trẻ là nuông chiều chúng với hai điều này! Cha mẹ cần cẩn trọng.

Mê điện thoại, nghiện game, chất độc số âm thầm tàn phá não bộ

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng: “Thời đại số, trẻ em chơi điện thoại là chuyện bình thường”. Nhưng thực tế là, mỗi cú vuốt tay trên màn hình là một lần não bộ của trẻ bị bào mòn. Các nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng thiết bị điện tử quá mức gây suy giảm trí nhớ, rối loạn khả năng tập trung và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực tư duy.

chăm con, giáo dục con, hủy hoại trẻ, chiều chuộng trẻ

Việc sử dụng thiết bị điện tử quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực tư duy

Một trường hợp điển hình được chính hiệu phó chia sẻ trong buổi họp phụ huynh: Một học sinh từ tiểu học đã bắt đầu chơi game. Ban đầu chỉ 10 phút mỗi ngày, rồi tăng lên nửa tiếng, sau đó vài tiếng. Lên cấp 2, em nghiện game, trốn học, cuối cùng là bỏ học, ngày đêm sống trong thế giới ảo.

Không phải trường hợp cá biệt. Và điều đáng lo là, tất cả bắt đầu từ sự nhượng bộ của cha mẹ khi con năn nỉ chơi thêm chút nữa.

Sự lệ thuộc vào điện thoại khiến trẻ đánh mất khả năng trì hoãn phần thưởng, trở nên thiếu kiên nhẫn và chỉ tìm kiếm những cảm giác thỏa mãn tức thời. Trẻ cũng dần mất đi kỹ năng giao tiếp thực tế khi mọi tương tác bị thay thế bởi biểu tượng cảm xúc và tin nhắn ngắn ngủi. Trong khi đó, khả năng tư duy sâu và xử lý thông tin phức tạp ngày càng mai một vì não bộ liên tục bị “tấn công” bởi những nội dung ngắn, rời rạc.

Trốn tránh trách nhiệm, căn bệnh “giết chết” tương lai

“Trẻ con biết gì về trách nhiệm?” - một quan điểm sai lầm nhưng rất phổ biến.

Một khảo sát tại trường học cho thấy: Hơn 50% học sinh lớp 3 không biết tự sắp xếp cặp sách, và hơn một nửa học sinh lớp 5 chưa từng làm việc nhà.

Hãy nhìn lại con bạn: Con có tự dọn đồ chơi? Có phụ giúp cha mẹ việc nhà? Có bao giờ tự giặt quần áo, đánh giày? Nếu câu trả lời là “không”, bạn đang nuôi một đứa trẻ “miễn nhiễm” với khái niệm trách nhiệm.

chăm con, giáo dục con, hủy hoại trẻ, chiều chuộng trẻ

(Ảnh minh họa)

Kết quả dễ thấy là gì? Ngày càng nhiều sinh viên bị buộc thôi học vì trốn học, đạo văn, không nộp bài, không phải vì không thông minh, mà vì không có tinh thần tự chịu trách nhiệm. Điều này cho thấy, nếu không rèn luyện trách nhiệm từ nhỏ, trẻ sẽ lớn lên với tâm lý phụ thuộc, dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn và sẵn sàng dùng mọi cách để đạt mục tiêu, bất chấp đúng sai.

Có nhà tuyển dụng từng chia sẻ: Khi hỏi các ứng viên trẻ về thất bại lớn nhất trong đời, nhiều người trả lời "chưa từng thất bại". Không phải vì họ quá giỏi, mà là vì họ chưa từng được thử thách thật sự.

Cha mẹ nên làm gì? Ba giai đoạn vàng cần nắm chắc

Giai đoạn 3–6 tuổi: Thời điểm “vàng” xây dựng ý thức kỷ luật

- Thiết lập quy tắc sử dụng thiết bị số: Mỗi ngày tối đa 20 phút, chỉ được dùng sau khi hoàn thành việc học.

- Giao nhiệm vụ nhỏ như trông coi góc đồ chơi, làm “quản gia mini” mỗi tuần.

- Nguyên tắc: Kiên định và nhẹ nhàng, không nhượng bộ khi trẻ khóc lóc.

Giai đoạn 7–12 tuổi: Thời kỳ then chốt hình thành thói quen

- Thiết lập “ngày không số hóa”: Mỗi tuần một ngày cả nhà không dùng điện thoại, đi chơi ngoài trời.

- Áp dụng hệ thống điểm trách nhiệm: đổ rác +2 điểm, gấp quần áo +1 điểm… đủ điểm được thưởng bằng đặc quyền.

chăm con, giáo dục con, hủy hoại trẻ, chiều chuộng trẻ

(Ảnh minh họa)

- Lưu ý: Không nên dùng vật chất để thưởng, hãy chọn phần thưởng tinh thần như “ngôi sao trách nhiệm”.

Giai đoạn 13–18 tuổi: Tạo nền tảng tự quản

- Cho con quyền đề xuất thời lượng dùng thiết bị, cùng thảo luận để đi đến quy ước hợp lý.

- Phân chia công việc nhà rõ ràng, cha mẹ cũng cố ý “nhờ vả” con để tăng tinh thần trách nhiệm.

- Cốt lõi: Trao quyền lựa chọn nhưng cũng để con gánh chịu hậu quả.Ví dụ: quá giờ chơi game thì tuần sau không được chơi.

Like
Love
Haha
3
Nâng cấp lên Pro
Chọn gói phù hợp với bạn
Đọc Thêm