Sư phạm lên ngôi, học sinh giỏi 9 điểm/môn cũng rớt hàng loạt

Theo công bố mới nhất từ Bộ GD&ĐT, từ năm 2025, các ngành sư phạm khối đại học sẽ có mức điểm sàn dao động từ 17 đến 20,5 điểm. Tuy nhiên, trên thực tế, điểm chuẩn vào nhiều ngành sư phạm trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2024, đã vượt xa con số này.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Điểm chuẩn trên trời, 9 điểm/môn vẫn rớt

sư phạm, điểm chuẩn, xét tuyển đại học, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Năm 2024, nhiều ngành của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có điểm chuẩn trên 29

Tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, điểm chuẩn xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 dao động từ 22 đến 29,3 điểm. Đáng chú ý, có tới 8 ngành sư phạm có điểm chuẩn trên 28 và nhiều ngành trên 27 điểm theo tổ hợp 3 môn thi. Với mức điểm chuẩn "khủng" này, thí sinh đạt 9 điểm/môn cũng không thể trúng tuyển. Cụ thể, ngành sư phạm ngữ văn và sư phạm lịch sử dẫn đầu với điểm chuẩn lên tới 29,3 điểm, đòi hỏi thí sinh phải đạt trung bình gần 9,8 điểm/môn.

Trường Đại học Sư phạm TPHCM: Hàng ngàn học sinh giỏi "gục ngã"

Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Năm 2024, trường ghi nhận số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển tăng đột biến, với hơn 31.000 thí sinh, gấp đôi so với năm 2023. Tổng số nguyện vọng đăng ký cũng lên tới 51.625, tăng 120% so với năm trước.

Với điểm chuẩn cao, hàng ngàn học sinh giỏi đã phải từ bỏ giấc mơ vào ngành sư phạm. Nhiều ngành đào tạo sư phạm của trường yêu cầu thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có cơ hội trúng tuyển.

Theo phương thức xét học bạ THPT, điểm chuẩn của trường dao động từ 25,4 đến 29,81. Ngành sư phạm hóa học dẫn đầu với điểm chuẩn 29,81, theo sau là sư phạm toán (29,55), sư phạm vật lý (29,48), sư phạm sinh học (29,46)... Điều này có nghĩa là để trúng tuyển vào các ngành này, thí sinh phải đạt trung bình gần 10 điểm cho mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển.

sư phạm, điểm chuẩn, xét tuyển đại học, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Ngay cả ở các ngành có điểm chuẩn trên 27 và 28 điểm, học sinh giỏi với mức 9 điểm/môn cũng "rớt" hàng loạt. Thống kê của trường cho thấy, chỉ riêng với phương thức xét điểm học bạ, đã có hơn 14.000 học sinh giỏi "bay màu" khỏi danh sách trúng tuyển.

Đối với phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn của một số ngành tăng hơn 5 điểm, dao động từ 21,9 đến 28,6 tại cơ sở chính. Ngành sư phạm lịch sử và sư phạm ngữ văn có điểm chuẩn cao nhất là 28,6, theo sau là sư phạm địa lý (28,37) và nhiều ngành khác trên 27 điểm. Như vậy, thí sinh đạt 9 điểm/môn cũng khó có thể giành được tấm vé vào trường.

Nguồn gốc "cơn khát" sư phạm

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2024, có hơn 733.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non, chiếm 68,5% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Đây là năm có số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học cao nhất trong ba năm trở lại đây. Lĩnh vực khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên cũng ghi nhận tỷ lệ nguyện vọng đăng ký tăng mạnh nhất so với năm 2023, với mức tăng 85% (tương đương tăng khoảng 200.000 nguyện vọng).

sư phạm, điểm chuẩn, xét tuyển đại học, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Nguyên nhân chính thu hút thí sinh đến với ngành sư phạm được cho là nhờ các chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí và học phí theo Nghị định 116/2020. Theo đó, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí và nhận trợ cấp 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt.

Thêm vào đó, việc Luật Nhà giáo chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2026, quy định lương giáo viên sẽ được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, được kỳ vọng sẽ tiếp tục là "cú hích" thu hút nhân tài cho ngành sư phạm trong những năm tới.

Những yếu tố này kết hợp với chỉ tiêu tuyển sinh có hạn đã biến ngành sư phạm thành một "cuộc đua" căng thẳng của học sinh giỏi, với mức cạnh tranh ngày càng gay gắt và điểm chuẩn luôn nằm ở nhóm cao nhất trong các ngành nghề.

Like
Love
Haha
3
Mise à niveau vers Pro
Choisissez le forfait qui vous convient
Lire la suite