Bộ Nội vụ đề nghị không cắt giảm tiền lương khác khi tăng lương tối thiểu

Mức tăng này nhằm cải thiện thu nhập cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu và phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đang thay đổi.

Cụ thể, mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng đề xuất như sau:

Vùng I: 5,31 triệu đồng/tháng

Vùng II: 4,73 triệu đồng/tháng

Vùng III: 4,14 triệu đồng/tháng

Vùng IV: 3,7 triệu đồng/tháng

Song song đó, mức lương tối thiểu giờ tương ứng:

Bộ Nội vụ, tiền lương, lương tối thiểu, hợp đồng lao động

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (Ảnh minh hoạ)

Vùng I: 25.500 đồng/giờ

Vùng II: 22.700 đồng/giờ

Vùng III: 20.000 đồng/giờ

Vùng IV: 17.800 đồng/giờ

Mức lương tối thiểu giờ tiếp tục được xác định dựa theo phương pháp quy đổi từ lương tháng, theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Khi lương tối thiểu được điều chỉnh, doanh nghiệp phải rà soát và cập nhật các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể cũng như các quy chế, quy định nội bộ để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định mới. Việc tăng lương tối thiểu không được dùng làm lý do để cắt giảm các chế độ đãi ngộ hiện hành như lương làm thêm, phụ cấp, bồi dưỡng bằng hiện vật và các khoản phụ cấp khác theo luật định phải tiếp tục được đảm bảo.

Đồng thời, các thỏa thuận có lợi cho người lao động cũng phải tiếp tục duy trì, trừ khi có sự đồng thuận thay đổi giữa hai bên. Điều này bao gồm cả chế độ trả lương cao hơn ít nhất 7% cho các vị trí yêu cầu học nghề, đào tạo nghề.

Mức lương tối thiểu áp dụng theo nơi đặt trụ sở, chi nhánh của người sử dụng lao động. Trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên nhiều địa bàn với các mức lương tối thiểu khác nhau, thì mức cao nhất sẽ được áp dụng.

Bộ Nội vụ, tiền lương, lương tối thiểu, hợp đồng lao động

(Ảnh minh hoạ)

Trong trường hợp địa bàn có thay đổi về tên gọi hoặc chia tách, mức lương tối thiểu sẽ tạm thời giữ nguyên theo địa bàn cũ cho đến khi có quy định mới của Chính phủ. Nếu địa bàn mới được thành lập từ một hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau, thì sẽ áp dụng mức cao nhất trong số các địa bàn cũ.

Thông tin thêm trên báo Chính phủ, Dự thảo quy định đối tượng áp dụng là: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (gồm: doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận); các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Về thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu, dự thảo đề xuất thực hiện từ ngày 01/01/2026 để đảm bảo thời gian cho doanh nghiệp chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện.

Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã 20 lần điều chỉnh lương tối thiểu, trong đó 15 lần áp dụng từ ngày 1/1. Việc tăng lương lần này cũng hài hòa lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo điều kiện để cải thiện đời sống, đồng thời hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Like
Love
Haha
3
Upgrade to Pro
διάλεξε το πλάνο που σου ταιριάζει
Διαβάζω περισσότερα