Thi tuyển công chức sau khi sáp nhập có điểm gì mới?

Hướng dẫn bổ sung thi tuyển công chức theo vị trí việc làm

Theo đó, Nghị định bổ sung quy định về thi tuyển công chức tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng, như thi tuyển công chức vào vị trí việc làm xếp ngạch chuyên gia cao cấp, chuyên viên cao cấp và tương đương, chuyên viên chính và tương đương.

Đồng thời, nhân viên chỉ thực hiện thi nghiệp vụ chuyên ngành, không phải thực hiện 2 vòng thi như thi tuyển vào vị trí việc làm xếp ngạch chuyên viên và tương đương. Ngoài ra, đối với vị trí trên, nội dung, hình thức thi khác nhau, phù hợp với tính chất, đặc điểm riêng của vị trí việc làm tuyển dụng.

công chức, sắp xếp công chức, kiến thức

Quy định về thi tuyển công chức tương ứng với vị trí việc làm (Ảnh minh họa).

Nghị định cũng đẩy mạnh phân cấp, tăng tính chủ động của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng. Chính phủ nêu rõ giao người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định về nội dung, hình thức bảo vệ đề án; quyết định ngoại ngữ thi, thời gian, hình thức thi ngoại ngữ trong trường hợp vị trí việc làm có yêu cầu đặc thù về ngoại ngữ.

Nghị định sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến công tác tuyển dụng. Theo đó, liên quan đến quy định trường hợp vị trí việc làm có yêu cầu đặc thù về ngoại ngữ thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tổ chức thi ngoại ngữ nào, nội dung, hình thức, thời gian thi, xác định điểm số đạt kết quả tại kế hoạch tuyển dụng và thông báo tuyển dụng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hướng dẫn chi tiết về việc xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức; nội dung quyết định tuyển dụng xác định gồm tuyển dụng, bố trí vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng...

Thay đổi vị trí việc làm, xếp ngạch công chức

Nghị định bổ sung một mục quy định về bố trí, thay đổi vị trí việc làm, xếp ngạch công chức theo vị trí việc làm. Theo Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ, quy định này nhằm xác định vai trò, nhiệm vụ cụ thể trong việc bố trí vị trí việc làm và xếp ngạch công chức đối với người trúng tuyển công chức.

Cụ thể, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức.

Chính phủ cũng nêu, việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và vị trí việc làm.

Ngoài ra, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của công chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

công chức, sắp xếp công chức, kiến thức

(Ảnh minh họa)

Nghị định cũng quy định các trường hợp thay đổi vị trí việc làm được xếp ngạch tương ứng có thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn ngạch của vị trí việc làm hiện giữ hoặc các trường hợp bố trí vào vị trí việc làm thấp hơn do không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức được xác định trách nhiệm trong việc xây dựng phương án cụ thể làm căn cứ rà soát, lập danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thay đổi vị trí việc làm có ngạch công chức xếp theo thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn ngạch công chức hiện giữ.

Cơ quan này cũng phải báo cáo cơ quan quản lý công chức quyết định việc thay đổi vị trí việc làm công chức.

Các nội dung này thể hiện đúng tinh thần của Luật Cán bộ, công chức năm 2025 trong việc bố trí, quản lý công chức theo vị trí việc làm.

Like
Love
Haha
3
Upgrade to Pro
Choose the Plan That's Right for You
Read More