Dâu tây rớt hạng, top 1 bán đầy chợ Việt, 5.000 đồng là mua được

Top 1: Rau bina (Cải bó xôi)

Luôn nằm trong nhóm nguy cơ cao, rau bina đã vươn lên dẫn đầu danh sách năm 2025. Do tiếp xúc trực tiếp với đất và được phun thuốc phòng sâu bệnh thường xuyên, các mẫu rau bina được phát hiện chứa các hóa chất như chlorpyrifos, imidacloprid và diazinon.

thực phẩm ngậm nhiều thuốc trừ sâu, rau bina, dâu tây, sức khoẻ

Rau bina đứng đầu danh sách các loại thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao

Giải pháp an toàn: Người tiêu dùng nên ưu tiên chọn rau bina hữu cơ. Khi sơ chế, cần rửa kỹ bằng nước rửa chuyên dụng hoặc ngâm trong nước muối/giấm pha loãng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.

Top 2: Dâu tây

Dâu tây, với lớp vỏ mỏng manh, rất dễ "bắt giữ" thuốc trừ sâu từ việc phun định kỳ để ngăn nấm và sâu bệnh. Các chất như malathion, permethrin và cypermethrin thường được tìm thấy trên bề mặt dâu. Dù đã "rớt hạng" khỏi vị trí đầu bảng, tỉ lệ mẫu dâu tây không đạt chuẩn an toàn vẫn vượt xa mức cho phép.

thực phẩm ngậm nhiều thuốc trừ sâu, rau bina, dâu tây, sức khoẻ

Giải pháp an toàn: Để giảm nguy cơ, có thể luộc nhanh, rửa sạch hoặc ngâm trong hỗn hợp nước muối-giấm trước khi ăn.

Danh sách các loại rau củ, trái cây khác cần lưu ý:

Bên cạnh hai cái tên đứng đầu, báo cáo cũng chỉ ra 10 loại thực phẩm phổ biến khác có nguy cơ tồn dư hóa chất cao:

1. Cải xoăn: Lá xoăn nhiều nếp gấp khiến thuốc diệt côn trùng dễ đọng lại. Không nên ăn sống nếu không chắc chắn là rau hữu cơ. Nên ngâm trong nước pha baking soda 10-15 phút và nấu chín.

2. Nho: Vỏ mỏng, mọc thành chùm khiến nho thường được phun nhiều loại thuốc trừ sâu, nấm và chất bảo quản. Nên ngâm nho trong nước muối hoặc giấm loãng, rửa lại từng quả dưới vòi nước. Có thể bỏ vỏ để an toàn hơn.

3. Đào: Lớp vỏ mỏng có lông khiến thuốc trừ sâu dễ bám lại và ngấm vào thịt quả. Đào nhập khẩu còn có thể được xử lý bảo quản. Tốt nhất nên gọt vỏ trước khi ăn.

thực phẩm ngậm nhiều thuốc trừ sâu, rau bina, dâu tây, sức khoẻ

4. Cherry: Phần lớn cherry tại Việt Nam là hàng nhập khẩu, trải qua nhiều công đoạn xử lý bằng thuốc phòng nấm, ruồi đục quả và chất bảo quản. Nên ngâm trong nước giấm trắng hoặc baking soda loãng ít nhất 10 phút.

5. Xuân đào: Vỏ không có lông càng khiến thuốc trừ sâu dễ bám. Các chất như captan, fludioxonil đã được tìm thấy trong các mẫu kiểm tra. Cần rửa kỹ, gọt vỏ hoặc ngâm trong nước muối/giấm táo 20 phút.

6. Lê: Vỏ mỏng và mọng nước nên thường được phun thuốc trong cả giai đoạn phát triển và bảo quản. Lê nhập khẩu có thể được tẩm thuốc chống mốc. Gọt vỏ là cách đơn giản và hiệu quả nhất.

7. Táo: Lớp vỏ táo thường được xử lý bằng sáp bảo quản và thuốc trừ sâu dạng tồn lưu. Nên gọt vỏ nếu ăn thường xuyên, hoặc dùng bàn chải mềm chà rửa kỹ với nước ấm pha baking soda nếu muốn ăn cả vỏ.

8. Mâm xôi đen: Cấu trúc phức tạp gồm nhiều múi nhỏ khiến hóa chất dễ lưu lại. Do quả mềm, không nên ngâm quá lâu. Chỉ cần ngâm nước muối loãng 3-5 phút rồi rửa nhẹ.

thực phẩm ngậm nhiều thuốc trừ sâu, rau bina, dâu tây, sức khoẻ

9. Việt quất: Dù trông sạch sẽ, nhiều mẫu việt quất chứa tới 50 loại hóa chất khác nhau. Nên ngâm trong nước giấm hoặc baking soda pha loãng 5-10 phút trước khi dùng.

10. Khoai tây: Là loại củ hấp thụ mạnh chất từ đất, khoai tây còn bị xử lý bằng chất chống nảy mầm sau thu hoạch. Dù không ăn vỏ, hóa chất vẫn có thể ngấm sâu. Nên gọt vỏ, loại bỏ mắt khoai và ngâm nước muối trước khi chế biến. Tránh ăn khoai đã mọc mầm.

Nhìn chung, báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sơ chế thực phẩm đúng cách. Các biện pháp như ngâm rửa kỹ, gọt vỏ, nấu chín hoặc ưu tiên lựa chọn sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc rõ ràng là "chìa khóa" giúp người tiêu dùng tự bảo vệ sức khỏe gia đình.

Like
Love
Haha
3
Upgrade to Pro
Choose the Plan That's Right for You
Read More