Hàng nghìn người hằng tháng được hưởng khoản tiền bằng 6 lần mức lương cơ sở

Từ ngày 1/7/2025, mức khoán đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là 10.530.000 đồng/tháng, tương ứng 4,5 lần mức lương cơ sở và 14.040.000 đồng/tháng, 6,0 lần mức lương cơ sở.

Ngày 03/07/2025 Thời báo VHNT đưa tin "Từ nay: Hàng nghìn người hằng tháng được hưởng khoản tiền bằng 6 lần mức lương cơ sở". Nội dung chính như sau: 

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

Từ 1/7/2025, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng mức cao nhất bằng 6,0 lần mức lương cơ sở

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2024 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025. Trong đó, quy định người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ, đó là: ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Ảnh minh họa

Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, nêu rõ: Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 3 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

Về chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố: Thực hiện khoán phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:

Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở.

Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bàng 6,0 lần mức lương cơ sở.

Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định trên được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;

Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định như trên được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.

Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

Theo Nghị quyết số 159/2024/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 quy định, chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.

Hiện nay mức lương cơ sở đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác là 2.340.000 đồng/tháng.

Như vậy, từ ngày 1/7/2025, mức khoán đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là 10.530.000 đồng/tháng, tương ứng 4,5 lần mức lương cơ sở và 14.040.000 đồng/tháng, 6,0 lần mức lương cơ sở.

Ngày 01/07/2025, Lao động đưa tin "Từ 1.1.2026, lương nhà giáo tăng mạnh, được hưởng nhiều quyền lợi đột phá". Nội dung chính như sau: 

Điểm mới Luật Nhà giáo là lương nhà giáo ưu tiên xếp cao nhất trong các ngành. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Ngày 16.6, Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà giáo 2025. Đây được xem như đạo luật đầu tiên quy định riêng cho đội ngũ nhà giáo Việt Nam. Một trong những điểm đáng chú ý nhất là chính sách ưu tiên xếp lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp và những quy định linh hoạt hơn về tuổi nghỉ hưu.

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong khối sự nghiệp công lập

Theo Điều 23 của Luật, tiền lương nhà giáo tại các cơ sở giáo dục công lập sẽ được xếp ở mức cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.

Ngoài ra, giáo viên còn được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề, cùng với các khoản hỗ trợ theo vùng miền và tính chất công việc. Cụ thể, giáo viên công tác tại:

Trường mầm non;

Khu vực đặc biệt khó khăn như vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo;

Trường chuyên biệt sẽ được hưởng mức lương và phụ cấp cao hơn so với giáo viên làm việc trong điều kiện bình thường.

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm

Một điểm mới đáng chú ý tại Điều 26 của Luật là giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu sớm tối đa 5 năm so với tuổi quy định, nếu có nguyện vọng và đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Trường hợp này sẽ không bị giảm trừ tỷ lệ lương hưu.

Ví dụ, năm 2025, tuổi nghỉ hưu theo điều kiện bình thường với lao động nam là 61 tuổi 3 tháng; với lao động nữ là 56 tuổi 7 tháng.

Theo đó, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu từ khoảng 56 tuổi với nam và 51 tuổi với nữ mà vẫn được hưởng nguyên lương hưu nếu đủ điều kiện.

Nhà giáo sẽ được kéo dài thời gian làm việc thêm 10 năm

Theo Điều 27, Luật Nhà giáo cũng quy định cơ chế nghỉ hưu ở tuổi cao hơn cho những người có chức danh hoặc chuyên môn đặc thù:

Không quá 10 tuổi đối với giáo sư

Không quá 7 tuổi với phó giáo sư

Không quá 5 tuổi với tiến sĩ

Việc kéo dài thời gian công tác phải dựa trên sức khỏe, tự nguyện của giáo viên và nhu cầu thực tế của cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, trong thời gian này, nhà giáo không giữ chức vụ quản lý.

Theo nhiều giáo viên, Luật Nhà giáo được xem là dấu mốc quan trọng, đánh dấu lần đầu tiên giáo viên có luật riêng. Việc ưu tiên xếp lương, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu linh hoạt không chỉ thể hiện sự ghi nhận vai trò đặc biệt của nghề giáo, mà còn góp phần giữ chân người giỏi, thu hút nhân lực chất lượng cao vào ngành. Luật Nhà giáo sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2026.

Like
Love
Haha
3
Upgrade auf Pro
Wähle den für dich passenden Plan aus
Mehr lesen