Tỉnh duy nhất của Việt Nam chưa từng đổi tên hay sáp nhập sẽ có thêm 24 bến cảng mới, tổng mức đầu tư gần 22.000 tỷ

Theo quy hoạch, cảng biển Thanh Hóa gồm các khu bến: Nam Nghi Sơn; Bắc Nghi Sơn; đảo Hòn Mê; bến cảng Quảng Nham - Hải Châu; bến cảng Lạch Sung; bến cảng Lệ Môn, Quảng Châu; các bến phao, khu chuyển tải và các khu neo chờ, tránh, trú bão.

Mục tiêu đến năm 2030 sẽ có tổng số từ 20 bến cảng đến 24 bến cảng gồm từ 57 cầu cảng đến 65 cầu cảng với tổng chiều dài từ 11.386 m đến 13.526 m (chưa bao gồm các bến cảng khác).

Thông quan từ 71,65 triệu tấn đến 86,15 triệu tấn hàng hóa (trong đó hàng container từ 0,07 triệu TEU đến 0,2 triệu TEU, chưa bao gồm hàng của các dự án mở rộng/xây mới Khu liên hợp sản xuất gang thép).

Đến năm 2050, hệ thống cảng biển đảm bảo hàng hóa thông quan với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6%/năm đến 4,5%/năm. Tập trung hoàn thiện đầu tư các bến cảng tại khu bến Nam và Bắc Nghi Sơn.

tỉnh chưa từng sáp nhập, tỉnh chưa từng đổi tên, sáp nhập tỉnh

Thanh Hóa có nhiều tiềm năng phát triển hệ thống cảng biển.

Nhu cầu vốn đầu giai đoạn đến 2030 khoảng 21.906 tỷ đồng gồm nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng khoảng 4.511 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 17.395 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng biển; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển. Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc chia sẻ trách nhiệm đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng công cộng tại cảng biển như một phần trong dự án đầu tư khai thác cảng biển của doanh nghiệp.

Các dự án được ưu tiên gồm đầu tư các kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải như: khu neo chờ, tránh, trú bão, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS); bến công vụ, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành.

Nâng cấp luồng Nam Nghi Sơn cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn (bao gồm cả khu quay trở), nghiên cứu hình thành luồng hai chiều khi đủ điều kiện; tuyến luồng hàng hải công cộng Bắc Nghi Sơn cho tàu trọng tải 50.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.

Ưu tiên đầu tư các bến cảng tại các khu bến Nam Nghi Sơn, Bắc Nghi Sơn.

tỉnh chưa từng sáp nhập, tỉnh chưa từng đổi tên, sáp nhập tỉnh

Một góc tỉnh Thanh Hóa.

Theo Nghị quyết được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2025, có 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có Thanh Hóa.

Tính đến nay, nước ta có tỉnh được thành lập từ thời phong kiến, chưa từng sáp nhập hay chia tách, đó là Thanh Hóa. Tỉnh này vẫn giữ nguyên tên gọi và địa giới hành chính trong quá trình hình thành, phát triển.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, kể từ đầu triều đại nhà Lý (từ năm 1009 – 1028), lúc đầu, vua Lý Thái Tổ đặt tên gọi Thanh Hóa ngày nay là Trại Ái Châu. Đến năm 1029, dưới triều vua Lý Thái Tông (trị vì năm 1028 – 1054), năm Thiên Thành thứ hai đặt tên Phủ Thanh Hóa. Kể từ đó, các triều đại tiếp theo lúc gọi phủ, lúc gọi lộ, lúc gọi trấn và đến thời nhà Nguyễn gọi là tỉnh Thanh Hóa.

Vào ngày 12/7/2017, tại kỳ họp thứ ba, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII đã quyết nghị lấy năm 1029 là năm ra đời danh xưng Thanh Hóa, với tư cách đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Trên thực tế, Thanh Hóa có đầy đủ miền núi và trung du, đồng bằng, ven biển và biên giới, đồng thời có nhiều tài nguyên khoáng sản. Tỉnh Thanh Hóa có 102 km bờ biển và 213 km đường biên giới với nước bạn Lào…

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Thanh Hóa là vùng đất "địa linh, nhân kiệt", giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước và cách mạng. Đây cũng là nơi phát tích của các triều đại, cái nôi sinh thành và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước...

Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 11.114,6 km2. Dân số của tỉnh (tính đến ngày 1/4/2024) là 3.760.650 người

Like
Love
Haha
3
Upgrade to Pro
Choose the Plan That's Right for You
Read More