Thành phố nào từng có diện tích nhỏ nhất, nay trở thành thành phố lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?

Vào ngày 30/6, trong khuôn khổ Lễ công bố các nghị quyết về sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước, quyết định hợp nhất TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã được công bố.

Sau sáp nhập, TP Đà Nẵng (mới) sẽ có diện tích lên tới 11.859,59 km², dân số 3.065.628 người, với 94 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 23 phường, 70 xã) và đặc khu Hoàng Sa.

Đáng chú ý, trước khi sáp nhập, Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích nhỏ nhất. Nay với quy mô mới, Đà Nẵng đã vượt qua cả TP.HCM (6.772,6 km²) và Hà Nội (3.359,8 km²) để trở thành thành phố lớn nhất Việt Nam.

thành phố từng có diện tích nhỏ nhất, Đà Nẵng, sáp nhập, thành phố lớn nhất Việt Nam

Đà Nẵng hợp nhất với Quảng Nam lấy tên TP Đà Nẵng

Trên thực tế, Đà Nẵng và Quảng Nam từng là một tỉnh mang tên Quảng Nam - Đà Nẵng trước khi được tách ra vào ngày 01/01/1997. Cuộc tái hợp lần này được xem là một bước đi chiến lược, đưa TP Đà Nẵng mới trở thành trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội lớn của cả miền Trung.

Sức mạnh kinh tế và tiềm năng đầu tư

Theo dữ liệu sơ bộ của Cục Thống kê, quy mô GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) gộp của TP Đà Nẵng mới năm 2024 ước đạt 280.307 tỷ đồng, xếp sau TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng và Cần Thơ.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, quy mô GRDP của thành phố mới ước đạt 148,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,5% GDP cả nước và xếp thứ 11/34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập. Trong đó, TP Đà Nẵng (cũ) đóng góp 54,6% và Quảng Nam đóng góp 45,4%.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu năm 2024 (đạt gần 4,05 tỷ USD) được đánh giá là còn khiêm tốn so với các đầu tàu kinh tế khác. Về thu hút đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2025, Đà Nẵng đã cấp mới 47 dự án FDI với tổng vốn 122,11 triệu USD và 42 dự án trong nước với vốn đăng ký 17.952 tỷ đồng.

Hạ tầng vượt trội với 2 sân bay, 3 cảng biển quốc tế

thành phố từng có diện tích nhỏ nhất, Đà Nẵng, sáp nhập, thành phố lớn nhất Việt Nam

Một trong những lợi thế lớn nhất của TP Đà Nẵng mới là hệ thống hạ tầng đồng bộ. Thành phố sẽ sở hữu 2 sân bay là Đà Nẵng và Chu Lai, cùng 3 cảng biển quốc tế gồm Tiên Sa, Liên Chiểu và Chu Lai. Đặc biệt, hai di sản văn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn cũng sẽ thuộc địa phận thành phố.

Cảng hàng không Chu Lai, với diện tích hơn 2.000 ha, là một trong ba sân bay lớn nhất nước. Theo quy hoạch, sân bay này sẽ được xây dựng thành Cảng hàng không quốc tế Chu Lai đạt cấp 4F, hướng tới công suất 30 triệu hành khách/năm vào năm 2050 và trở thành trung tâm công nghiệp - dịch vụ hàng không quốc tế.

Trong khi đó, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cũng đang tiếp tục được đầu tư mở rộng với các dự án trọng điểm như Nhà ga hàng hóa (công suất 100.000 tấn/năm) và mở rộng nhà ga T1.

Theo các chuyên gia, việc sáp nhập sẽ tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn với các lợi thế về công nghiệp, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao. "Việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam giúp đồng bộ hạ tầng giao thông, phát triển logistics, vận tải, thương mại", tạo động lực thu hút các doanh nghiệp FDI lớn, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao, ô tô, điện tử và du lịch.

Like
Love
Haha
3
ترقية الحساب
اختر الخطة التي تناسبك
إقرأ المزيد