Có phải theo Luật mới, cha mẹ được đặt tên con bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh?

Thực tế, Luật Quốc tịch sửa đổi năm 2025 quy định rõ các trường hợp được phép đặt tên ghép giữa tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Cụ thể, có hai trường hợp chính:

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng dân tộc khác của Việt Nam. Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài. Tên do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây. Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài. Tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

đặt tên con, Luật Quốc tịch, đặt tên con bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh

Theo Luật Quốc tịch sửa đổi, chỉ có 2 trường hợp được đặt tên ghép giữa tiếng Việt và tiếng Anh (Ảnh minh hoạ)

Như vậy theo Luật Quốc tịch sửa đổi mới ban hành, chỉ có 02 trường hợp được đặt tên ghép giữa tiếng Việt và tiếng Anh là: người nhập tịch và người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự, tên của công dân Việt Nam chỉ được đặt bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng ký tự mà không phải là chữ.

Như vậy, không phải ai cũng được đặt tên ghép bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Chỉ các trường hợp có 02 quốc tịch do nhập tịch, xin trở lại quốc tịch mới được đặt tên bằng 02 thứ tiếng.

Những lưu ý quan trọng khi đặt tên cho con mà cha mẹ cần biết

Khi đặt tên con, cha mẹ cần lưu ý một số đặc điểm sau đây:

- Tên của con phải được đặt bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam nếu chỉ có một quốc tịch Việt Nam.

- Không được đặt tên của con bằng số hay ký tự mà không phải là chữ.

- Tên của con không được vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cũng như không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự 2015.

đặt tên con, Luật Quốc tịch, đặt tên con bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh

(Ảnh minh hoạ)

- Tên của con không nên quá dài và khó sử dụng.

- Đặt tên cho con phải tuân thủ pháp luật và đáp ứng yêu cầu bảo tồn bản sắc dân tộc, tập quán và truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.

Nếu như cha mẹ là người Việt nhưng vẫn muốn đặt tên bằng tiếng Anh thì có thể sử dụng một trong các cách sau đây:

- Đặt tên thường gọi ở nhà (không phải tên trong giấy khai sinh) của con bằng tiếng Anh.

- Phiên âm tên tiếng Anh của con sang tiếng Việt khi đăng ký khai sinh. Khi đó, tên ghi trong giấy khai sinh vẫn là tiếng Việt nhưng khi đọc lên sẽ là tiếng Anh.

Like
Love
Haha
3
Обновить до Про
Выберите подходящий план
Больше