Khi công ty yêu cầu tăng ca, không cho về sớm như cam kết thì người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động không?

Người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động ngay khi công ty yêu cầu tăng ca, không cho về sớm như cam kết không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động 2019 có quy định như sau:

Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì việc xác nhận làm tăng ca và làm thêm giờ thì trước hết phải được sự đồng ý của người lao động. Nếu người lao động không đồng ý thì không thể ép buộc hoặc yêu cầu người lao động phải tăng ca.

Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 cũng có quy định rằng:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Theo đó, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong các trường hợp trên.

Tăng ca, làm thêm

Người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động ngay khi công ty yêu cầu tăng ca, không cho về sớm như cam kết không? (Ảnh minh họa)

Hơn thế nữa, nếu việc cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật lao động 2019 của người sử dụng lao động không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước. Cụ thể:

Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

Từ đó, căn cứ theo các quy định đã nêu thì khi giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động cung cấp thông tin về vấn đề yêu cầu tăng ca, không cho về sớm như cam kết không trung thực, không có hoặc không phù hợp với hợp đồng lao động đã ký thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước.

Công ty có trách nhiệm gì sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công ty sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động phải có trách nhiệm sau đây:

(1) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

(2) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Tăng ca, làm thêm

(Ảnh minh họa).

7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động hiện nay ra sao?

Căn cứ theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về 7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động hiện nay như sau:

(1) Phân biệt đối xử trong lao động.

(2) Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

(3) Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

(4) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

(5) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

(6) Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

(7) Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Like
Love
Haha
3
ترقية الحساب
اختر الخطة التي تناسبك
إقرأ المزيد