Ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? Quyền lợi cụ thể khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 định nghĩa:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà công dân Việt Nam tự nguyện tham gia và được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

2. Ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng;

- Người lao động theo hợp đồng và cán bộ, công chức, viên chức đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian này.

3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm các chế độ nào?

BHXH, BHXH tự nguyện, Trợ cấp thai sản, Chế độ hưu trí, Chế độ tử tuất

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng các quyền lợi này (Ảnh minh hoạ)

Khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội nêu rõ, bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

- Trợ cấp thai sản;

- Hưu trí;

- Tử tuất.

Có thể thấy, so với chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng ít quyền lợi do không được hưởng chế độ ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

Tuy nhiên, nếu muốn nhận lương hưu khi về già để có chỗ dựa kinh tế, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

4. Quyền lợi cụ thể khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

4.1. Trợ cấp thai sản

Điều 95 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức trợ cấp thai sản là 02 triệu đồng cho mỗi con được sinh ra và mỗi thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ.

Lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc lao động nữ là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi sinh con còn được hưởng chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ.

4.2. Chế độ hưu trí

- Nếu đủ điều kiện hưởng lương hưu, người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng mức lương hưu hằng tháng theo quy định tại Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

- Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;

- Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

- Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm.

- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

Theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn bằng 0,5 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định.

4.3. Chế độ tử tuất

BHXH, BHXH tự nguyện, Trợ cấp thai sản, Chế độ hưu trí, Chế độ tử tuất

(Ảnh minh hoạ)

- Trợ cấp mai táng: Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức tham chiếu (theo Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội)

- Trợ cấp tuất một lần (theo Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội):

Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang hưởng lương hưu hoặc đang tạm dừng hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính như sau:

- Bằng 1,5 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014;

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có cả trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi;

- Bằng 02 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi;

- Bằng số tiền đã đóng đối với trường hợp người lao động có thời gian đóng chưa đủ 60 tháng.

5. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng đóng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Trong đó:

- Theo khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

- Mức thấp nhất được tính bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn hiện nay là 1,5 triệu đồng/tháng. Do vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội hội tự nguyện tối thiểu là:

22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/tháng

- Mức cao nhất được tính bằng 20 lần mức tham chiếu - Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật này bằng mức lương cơ sở (theo khoản 13 Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội). Hiện nay, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng. Vì vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa là:

22% x 20 x 2.340.000 = 10.296.000 đồng/tháng

6. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?

Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:

- Hằng tháng;

- 03 tháng một lần;

- 06 tháng một lần;

- 12 tháng một lần;

- Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn;

- Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng.

BHXH, BHXH tự nguyện, Trợ cấp thai sản, Chế độ hưu trí, Chế độ tử tuất

(Ảnh minh hoạ)

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động được quy định như sau:

- Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;

- Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;

- Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;

- Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Căn cứ quy định tại khoản 2, 3 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội

7. Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?

Người lao động có thể đến địa điểm sau để mua bảo hiểm xã hội tự nguyện:

1- Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú);

2 - Điểm thu, đại lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn mình ở.

8. Làm thế nào để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tiến hành theo các thủ tục sau:

* Hồ sơ cần chuẩn bị:

Tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

* Thủ tục:

Bước 1: Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu.

Bước 2: Đóng tiền.

Số tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện phụ thuộc vào mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội và phương thức đóng mà người lao động chọn.

Bước 3: Đển nhận sổ bảo hiểm xã hội.

Like
Love
Haha
3
ترقية الحساب
اختر الخطة التي تناسبك
إقرأ المزيد